Nguy hiểm cháy, nổ từ máy sấy quần áo trong mùa nồm ẩm

1. Đề phòng cháy, nổ từ các thiết bị máy sấy quần áo trong mùa nồm ẩm

Thiết bị sấy quần áo là một trong những thiết bị điện được người dân sử dụng nhiều trong lúc thời tiết nồm, ẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thiết bị này cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.

Vừa qua, thời tiết tại các tỉnh miền Bắc Miền trung vào giai đoạn chuyển mùa, sương mù, nắng nóng, tiết nồm, độ ẩm tăng lên rất cao. Do đó nhu cầu sử dụng các loại máy như máy sấy quần áo, máy hút ẩm của người dân đang tăng cao.

Theo ghi nhận của phóng viên tại nhiều cửa hàng điện lạnh, đồ điện tử trên địa bàn TP Hà Tĩnh nhu cầu người dân mua máy sấy quần áo, máy hút ẩm tăng đột biến. Chị Nguyễn Thị Trang kinh doanh hàng điện tử tại đường Nguyễn Chí Thanh, TP Hà Tĩnh cho biết: "Có ngày cửa hàng tôi bán vài chục chiếc máy, tủ sấy quần áo, máy hút ẩm".

 

2. Máy sấy quần áo là một trong những thiết bị điện được người dân sử dụng nhiều trong lúc thời tiết nồm, ẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng loại máy này cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.

 

 Hình 1: Máy sấy quần áo bị cháy

 

Thời tiết tại các tỉnh miền Bắc đang mưa phùn, sương mù, tiết nồm, độ ẩm tăng lên rất cao. Do đó nhu cầu sử dụng các loại máy như máy sấy quần áo hay tủ sấy quần áo của người dân đang tăng cao. Tuy nhiên, nếu người dân sử dụng các thiết bị này không đúng cách hoặc mua phải các sản phẩm kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ. Việc cháy, nổ từ máy sấy quần áo không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho gia đình và bản thân, cần phải hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng ngừa và giải pháp khi gặp sự cố liên quan đến cháy, nổ từ máy sấy quần áo.

Tủ sấy quần áo nếu sử dụng chủ quan, lơ là nguy cơ xảy ra cháy nổ cao.

Tủ sấy quần áo nếu sử dụng chủ quan, lơ là nguy cơ xảy ra cháy nổ cao.

 

Thượng tá Đào Phi Sơn - Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CHCN Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ từ thiết bị sấy quần áo, trong đó phổ biến nhất phải kể đến là không vệ sinh thiết bị thường xuyên.

Bởi vì bẫy lọc không thể bắt tất cả xơ vải từ quần áo, xơ vải có thể tích tụ dần dần và bắt lửa trong bộ phận làm nóng hoặc ống xả. Xơ vải không được loại bỏ hoàn toàn qua bẫy lọc có thể tích tụ và châm ngòi cho ngọn lửa. Tình trạng tắc nghẽn trong hệ thống thông gió cũng góp phần làm tăng nhiệt độ, từ đó dễ dẫn đến cháy.

Cũng theo Thượng tá Sơn, ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ từ thiết bị máy sấy như lỗi thiết bị điện, dùng sai hướng dẫn sử dụng (sử dụng thiết bị sấy không đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất như việc sấy các vật dụng không an toàn như thảm cao su hoặc nhựa vinyl), bỏ quên vật dễ cháy nổ trong quần áo, sử dụng thiết bị sấy quần áo kém chất lượng và lắp đặt thiết bị sấy gần các vật liệu dễ cháy như rèm cửa, thảm hoặc tủ quần áo có thể tạo ra nguy cơ cháy, nổ cao.

 

3. Những nguyên nhân gây cháy nổ từ máy sấy quần áo

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ từ máy sấy quần áo, trong đó phổ biến nhất phải kể đến như:

1. Không vệ sinh máy sấy thường xuyên: Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cháy máy sấy là do không vệ sinh kỹ lưỡng. Bởi vì bẫy lọc không thể bắt tất cả xơ vải từ quần áo, xơ vải có thể tích tụ dần dần và bắt lửa trong bộ phận làm nóng hoặc ống xả. Xơ vải không được loại bỏ hoàn toàn qua bẫy lọc có thể tích tụ và châm ngòi cho ngọn lửa. Tình trạng tắc nghẽn trong hệ thống thông gió cũng góp phần làm tăng nhiệt độ, từ đó dễ dẫn đến cháy.

2. Bộ phận điều khiển bị hỏng: Lỗi cơ và điện chiếm một phần đáng kể trong các vụ cháy máy sấy. Nguyên nhân là do bộ phận làm nóng bị đoản mạch hoặc vòng bi quá nóng không còn quay tự do và hệ thống dây điện cũ.

3. Dùng sai hướng dẫn sử dụng: Sử dụng máy sấy không đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất như việc sấy các vật dụng không an toàn như thảm cao su hoặc nhựa vinyl,...
Những vật dụng này thường sẽ có nhãn cảnh báo khuyến cáo không nên cho vào máy sấy. Việc sử dụng không đúng cách cũng bao gồm việc nhồi quá nhiều vào máy sấy, điều này ngăn cản quá trình thông gió thoát khí và gây áp lực lớn hơn cho động cơ quay lồng.

4. Bỏ quên vật dễ cháy nổ trong quần áo: Nhiều người có thói quen hút thuốc lá và để bật lửa trong túi áo hoặc túi quần. Nếu chẳng may để quên bật lửa và cho vào máy sấy, dưới tác dụng của nhiệt sẽ có nguy cơ hỏa hoạn rất cao.

5. Sử dụng máy sấy quần áo kém chất lượng: Việc sử dụng hàng không chính hãng, hàng giả, nhái kém chất lượng là điều cực kỳ nguy hiểm, đưa bạn và gia đình đến những thiệt hại khó lường trước được. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý khi mua sắm sản phẩm để dùng được an toàn, bền lâu và hiệu quả nhất.

6. Vị trí lắp đặt không phù hợp: Lắp đặt máy sấy gần các vật liệu dễ cháy như rèm cửa, thảm hoặc tủ quần áo có thể tạo ra nguy cơ cháy, nổ. Vì vậy, cần lưu ý khi lắp đặt máy sấy và đảm bảo khoảng cách an toàn giữa máy và các vật liệu dễ cháy.

7. Nguồn điện: Điện áp quá cao hoặc quá thấp có thể gây hư hỏng máy sấy và tăng nguy cơ cháy nổ. Vì vậy, cần kiểm tra nguồn điện trước khi sử dụng máy sấy và đảm bảo rằng nó đang hoạt động ở mức an toàn.

       

Hình 2: Vụ cháy máy sấy quần áo tại Chung cư Vimeco sáng ngày 15/12/2023 do người dân chụp lại

 

4. Cách phòng ngừa cháy nổ từ máy sấy quần áo

Để tránh nguy cơ cháy nổ từ máy sấy quần áo, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

1. Bảo dưỡng và vệ sinh máy sấy quần áo thường xuyên: Cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh máy sấy quần áo. Nếu thấy bụi bẩn tích tụ quá nhiều, hãy dùng bàn chải mềm để làm sạch bẫy lọc. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra các bộ phận của máy sấy như ống thông gió, bộ lọc và cửa máy để đảm bảo chúng không bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng.

+ Kiểm tra ống thông gió: Ống thông gió là bộ phận quan trọng trong máy sấy, giúp thoát khí nóng ra ngoài và đảm bảo thông gió cho máy. Vì vậy, cần kiểm tra ống thông gió thường xuyên để đảm bảo không bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng.

+ Kiểm tra bộ lọc: Bộ lọc giúp ngăn chặn bụi bẩn và xơ vải tích tụ trong máy sấy. Nếu không được làm sạch thường xuyên, bộ lọc có thể bị tắc nghẽn và gây nguy cơ cháy nổ. Vì vậy, cần kiểm tra và làm sạch bộ lọc sau mỗi lần sử dụng máy sấy.

+ Kiểm tra cửa máy: Cửa máy cũng là một bộ phận quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi sử dụng máy sấy. Nếu cửa bị hư hỏng hoặc không đóng kín, khí nóng có thể thoát ra ngoài và gây cháy. Vì vậy, cần kiểm tra cửa máy thường xuyên và đảm bảo nó đang hoạt động tốt.

2. Sử dụng máy sấy quần áo đúng cách: Việc sử dụng máy sấy quần áo đúng cách là yếu tố quan trọng nhất để tránh nguy cơ cháy nổ. Trước khi bắt đầu sử dụng, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và tuân thủ các chỉ dẫn về cách sử dụng máy sấy quần áo an toàn. Đảm bảo không sấy quá tải hoặc sấy các vật liệu không an toàn như nhựa, cao su có thể giải phóng khí dễ cháy.

3. Kiểm tra túi quần áo thật kỹ trước khi cho vào máy sấy: Bạn hãy kiểm tra thật cẩn thận xem có gì còn sót lại túi quần áo hay không.

4. Lắp đặt máy sấy quần áo ở vị trí phù hợp: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy sấy quần áo, cần lưu ý khi lắp đặt máy như sau:

+ Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa máy sấy và các vật liệu dễ cháy như rèm cửa, thảm hoặc tủ quần áo.

+ Đảm bảo máy sấy được lắp đặt ở một nơi thông thoáng và không có nhiều bụi bẩn.

+ Đảm bảo máy sấy được lắp đặt ở một nơi có nguồn điện ổn định và đủ công suất.

+ Đảm bảo ống thông gió được lắp đặt và kết nối chặt chẽ với máy sấy và ổn định trên tường hoặc trần.

5. Kiểm tra nguồn điện: Nguồn điện bất ổn cũng có thể gây hư hỏng máy sấy và tăng nguy cơ cháy nổ. Vì vậy, cần kiểm tra điện áp trước khi sử dụng máy sấy và đảm bảo rằng nó đang hoạt động ở mức an toàn.

6. Lựa chọn máy sấy quần áo chất lượng: Việc lựa chọn máy sấy quần áo chất lượng an toàn là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho gia đình và tài sản. Máy sấy quần áo chất lượng không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ mà còn tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế do hư hỏng. Vì vậy, khi mua máy sấy quần áo, nên chọn những sản phẩm của những hãng uy tín, có bảo hành và bán ở các trung tâm, siêu thị lớn.

 

Trang bị PCCC

 Vui lòng liên hệ hotline ☎️ 0938 450 114 (zalo/call) 

          

Các loại bình chữa cháy Đơn giá  Hình ảnh sản phẩm
Bình chữa cháy bột ABC 4kg MFZL4 260,000
Bình chữa cháy bột ABC 8kg MFZL8 350,000
Bình chữa cháy CO2 3kg MT3 450,000
Bình chữa cháy CO2 5kg MT5 640,000
Bình chữa cháy bột ABC 35kg xe đẩy MFTZL35 1.900,000
Bình chữa cháy CO2 24kg MT24 3,900,000
Bình chữa cháy fire stop 500ml 100,000
Bình chữa cháy fire stop 1000ml 150,000
Bình chữa cháy ABC 1kg MFZL1 150,000
Bình chữa cháy ABC 2kg MFZL2 200,000
Nội quy tiêu lệnh chữa cháy 70,000
Cấm lửa + cấm thuốc 50,000
Đèn chiếu sáng sự cố  200,000
Đèn exit thoát hiểm 180,000
Kệ đôi để bình chữa cháy 120,000
Bộ nội quy tiêu lệnh bằng Mica

190.000

Bộ cấm lửa cấm thuốc bằng mica 90.000

 

Hi vọng bài viết  Nguy hiểm cháy, nổ từ máy sấy quần áo trong mùa nồm ẩm sẽ giúp các đọc giả biết thêm về cách trang bị bình chữa cháy trong gia đình. Để tìm hiểu thêm các kiến thức PCCC khác khách hàng hãy theo dõi trang web www.phongchaygiare.com để đọc được những bài viết hay khác nhé! Bạn có thể xem thêm các bài viết khác về bình chữa cháy tại danh mục Bình chữa cháy

 

Bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua:

CÔNG TY TNHH XNK TM DV PCCC PHÁT ĐẠT

Đ/C Chính : 116 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, HCM.

Chi Nhánh: 988 Huỳnh Tấn Phát, P.Tân Phú, Quận 7, HCM

Hotline: 0938 450 114 ( Zalo/ Call) - 0902 492 114

Email: phongchaygiare@gmail.com 

Website: www.phongchaygiare.com

Lượt xem: 232
Tin liên quan