Danh mục các thiết bị phòng cháy chữa cháy phải kiểm định

Danh mục các thiết bị phòng cháy chữa cháy phải kiểm định

TRONG CÔNG TÁC THỰC HIỆN PHÒNG CHÁY CHO NHÀ, CÁC CÔNG TRÌNH, CƠ SỞ... ĐANG LÀ MỘT TRONG NHỮNG VẤN ĐỀ NÓNG BỎNG NHẤT HIỆN NAY. VẤN ĐỀ AN TOÀN CHO CON NGƯỜI VÀ TÀI SẢN LUÔN ĐƯỢC ĐẶT LÊN HÀNG ĐẦU. CÁC GIẢI PHÁP MỚI, THIẾT BỊ MỚI ĐƯỢC CHO RA ĐỜI THEO XU THẾ AN TOÀN HƠN, NHIỀU CHỨC NĂNG HƠN, THUẬN TIÊN HƠN.

Tuy nhiên mỗi phương tiện, thiết bị PCCC đề được thiết kế theo những tiêu chuẩn khác nhau, mức độ phù hợp được sử dụng theo từng công trình, cơ sở cụ thể. Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có những yêu cầu riêng đối với phương tiện PCCC được sử dụng, thể hiện thông qua các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống, thử nghiệm thiết bị.

Để hiểu rõ hơn, chi tiết hơn về kiểm định các phương tiện phòng cháy chữa cháy. Công ty Kết Nối Việt xin cung cấp một số thông tin về vấn đề kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam hiện nay. Nhằm hỗ trợ thông tin thêm đến cho khách hàng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng trong việc sử dụng các thiết bị, phương tiện từ phương diện hồ sơ pháp lý, số lượng, chủng loại đối với từng công trình, cơ sở, loại hình kinh doanh đến việc quản lý và sử dụng các thiết bị này một cách hiệu quả.

Trước tiên, chúng ta phải phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại kiểm định: Kiểm định phương tiện mẫu và Kiểm định phương tiện lưu thông.

- Kiểm định phương tiện mẫu: Là kiểm định sản phẩm sản xuất, nhập khẩu lần đầu và các sản phẩm này dùng để làm mẫu phục vụ sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm kế tiếp. Áp dụng đối với các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu thiết bị mới.

- Kiểm định phương tiện lưu thông: Là kiểm định những sản phẩm sản xuất mới, lắp ráp, hoán cải ở trong nước hoặc nhập khẩu ở nước ngoài để lưu thông ra thị trường. Áp dụng đối với nhà, công trình, cơ sở kinh doanh...

 

A. DANH MỤC VÀ MỨC PHÍ CÁC THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN CẦN KIỂM ĐỊNH.

- Tại phục V của nghị định 79/2014/NĐ-CP (thay thế nghị định 35/2003) của Chính phủ. Tuy nhiên, tại phụ lục này một số danh mục phương tiện chưa cụ thể chi tiết, chưa thống nhất tại địa phương. Do vậy, văn bản số 57/C66-P9 ký ngày 12/01/2016 về việc  hướng dẫn chi tiết danh mục PCCC cần kiểm định đến cảnh sát PCCC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương số 57/C66-P9 ký ngày 12/01/2016.

- Mức phi được áp dụng theo thông tư 227/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy do BTC ban hành.

Stt

Danh mục

Đơn vị

Mức thu(đồng)

A

Phí kiểm định phương tiện mẫu

 

 

I

Kiểm định phương tiện chữa cháy cơ giới

 

 

1

Xe chữa cháy thông thường, xe chữa cháy đặc biệt, máy bay chữa cháy, tàu, xuồng chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy

Xe

1.300.000

2

Máy bơm chữa cháy

Cái

400.000

II

Kiểm định phương tiện chữa cháy thông dụng

 

 

1

Vòi chữa cháy

Cuộn

200.000

2

Lăng chữa cháy, ống hút chữa cháy

Cái

100.000

3

Đầu nối, hai chạc, ba chạc, ezectơ, giỏ lọc, trụ nước, cột nước, họng nước chữa cháy

Cái

300.000

4

Thang chữa cháy

Cái

300.000

5

Bình chữa cháy

Cái

450.000

III

Kiểm định các chất chữa cháy

 

 

1

Chất bột, chất tạo bọt chữa cháy

Kg

400.000

2

Dung dịch gốc nước chữa cháy

Lít

400.000

IV

Kiểm định vật liệu và chất chống cháy

 

 

1

Sơn chống cháy, chất ngâm tẩm chống cháy

Kg

800.000

2

Cửa chống cháy

Bộ

700.000

3

Vật liệu chống cháy

700.000

4

Van chặn lửa và các thiết bị ngăn lửa

Cái

400.000

V

Kiểm định trang phục, thiết bị bảo hộ cá nhân

 

 

1

Quần áo chữa cháy

Bộ

400.000

2

Mũ, ủng, găng tay chữa cháy

Cái

200.000

3

Mặt nạ phòng độc

Bộ

600.000

VI

Kiểm định phương tiện cứu nạn, cứu hộ

 

 

1

Phương tiện cứu người

Bộ

500.000

2

Phương tiện, dụng cụ phá dỡ

Bộ

200.000

VII

Kiểm định hệ thống báo cháy tự động, bán tự động

 

 

1

Tủ trung tâm báo cháy

Bộ

300.000

2

Đầu báo cháy, đầu báo dò khí, nút ấn báo cháy, chuông báo cháy, đèn báo cháy, đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố các loại

Cái

300.000

VIII

Kiểm định hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động bằng nước, bọt

 

 

1

Đầu phun Sprinkler/Drencher, van báo động, van giám sát, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy

Cái

400.000

2

Tủ điều khiển bơm chữa cháy

Bộ

300.000

IX

Kiểm định hệ thống chữa cháy bằng khí, bột

 

 

1

Đầu phun khí, bột chữa cháy, van chọn khu vực, công tắc áp lực, tủ điều khiển xả khí, bột chữa cháy, nút ấn, chuông, đèn báo xả khí, bột chữa cháy

Cái

400.000

2

Bình, chai chứa khí, bột

Bộ

400.000

B

Phí kiểm định phương tiện lưu thông

10% phí kiểm định phương tiện mẫu

 

Cập nhật mới nhất về các nội dung liên quan trên, theo thông tư 112/2017/TT-BTC về sửa đổi thông tư 227/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy do bộ trưởng bộ tài chính ban hành ngày 20/10/2017. Thông tư 112/2017/TT-BTC điều chỉnh giảm mức phí kiểm định phương tiện mẫu phòng cháy, chữa cháy như sau:

1. PKĐ các chất chữa cháy

- Chất bột, chất tạo bọt chữa cháy giảm từ 400 nghìn đồng/kg xuống còn 300 nghìn đồng/kg;

- Dung dịch gốc nước chữa cháy giảm từ 400 nghìn đồng/lít xuống còn 300 nghìn đồng/lít.

2. PKĐ vật liệu và chất chống cháy

- Sơn chống cháy, chất ngâm tẩm chống cháy giảm từ 800 nghìn đồng/kg xuống còn 400 nghìn đồng/kg;

- Cửa chống cháy giảm từ 700 nghìn đồng/bộ xuống còn 500 nghìn đồng/bộ;

- Vật liệu chống cháy giảm từ 700 nghìn đồng/m2 xuống còn 400 nghìn đồng/m2;

- Van chặn lửa và các thiết bị ngăn lửa giảm từ 400 nghìn đồng/cái xuống còn 300 nghìn đồng/cái.

3. PKĐ trang phục, thiết bị bảo hộ cá nhân

- Quần áo chữa cháy giảm từ 400 nghìn đồng/bộ xuống còn 300 nghìn đồng/bộ;

- Mũ, ủng, găng tay chữa cháy giảm từ 200 nghìn đồng/cái xuống còn 150 nghìn đồng/cái;

- Mặt nạ phòng độc giảm từ 600 nghìn đồng/bộ xuống còn 400 nghìn đồng/bộ;

4. PKĐ phương tiện cứu người giảm từ 500 nghìn đồng/bộ xuống còn 400 nghìn đồng/bộ.

Thông tư 112/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 227/2016/TT-BTC  và có hiệu lực từ ngày 11/12/2017.

 

B.  ĐƠN VỊ ĐƯỢC PHÉP THỰC HIỆN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH VỀ PCCC.

Từ khi Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an có hiệu lực, việc kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy được phân cấp cho các Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị được Bộ Công an cho phép thực hiện một số hoạt động kiểm định về PCCC cho các Phòng cảnh sát PCCC và CNCH thuộc các địa phương có Cảnh sát PCCC được sáp nhập.

Phân cấp kiểm định phương tiện PCCC là nội dung mới triển khai trong công tác quản lý nhà nước về PCCC. Vì vậy, trong quá trình thực hiện sẽ có nhiều khó khăn cần giải quyết. Những văn bản trên là cơ sở để các đơn vị, địa phương được Bộ Công an cho phép thực hiện hoạt động kiểm định phương tiện PCCC  trên toàn quốc triển khai kiểm định theo quy định và là cơ sở để cơ quan quản lý, chủ phương tiện xác định rõ đối tượng, trình tự, thủ tục… kiểm định phương tiện PCCC.

- Cục cảnh sát PCCC: Kiểm định toàn bộ danh mục trên.

- Các Phòng cảnh sát PCCC tại Thành Phố, tỉnh thuộc bộ công an: Kiểm định phương tiện lưu thông ngoại trừ mục IV. Kiểm định vật liệu và chất chống cháy của danh mục trên.

Ngoài ra, các quy định về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến công tác kiểm định phương tiện PCCC được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Lượt xem: 3089
Tin liên quan