Cảnh báo khi sử dụng một số loại dây cứu nạn, cứu hộ PCCC

Dây cứu nạn, cứu hộ là thiết bị quan trọng được sử dụng rộng rãi trong hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như đảm bảo an toàn cho chiến sỹ khi tập luyện; cứu người trong đám cháy; cứu nạn cứu hộ trên cao và dưới sâu; cố định vật vào cấu kiện…Dây cứu nạn, cứu hộ là thiết bị không thể thiếu trong chuỗi các hoạt động đòi hỏi sự an toàn tuyệt đối. 

Khi sử dụng, sự an toàn của người sử dụng phụ thuộc duy nhất vào sợi dây, để giảm thiểu rủi ro điều quan trọng là phải biết lựa các chọn các loại dây phù hợp với từng tình huống cụ thể như: dây cứu nạn, cứu hộ dưới nước; dây cứu nạn, cứu hộ trên cao, dưới sâu…Trong những năm qua các sản phẩm dây cứu nạn, cứu hộ được các nhà sản xuất liên tục cải tiến chất lượng với nhiều loại và đặc tính hoạt động khác nhau.

 

1. Phân loại và đặc tính dây cứu nạn cứu hộ

1.1. Phân loại dây:

- Dây sản xuất từ sợi nylon: Sợi dây được sản xuất từ sợi nylon có độ bền và khả năng chống mài mòn cao, khả năng hấp thụ tải trọng, va đập trung bình và giá thành hợp lý. Nhược điểm khi tiếp xúc với nước thì độ bền giảm 23% và trọng lượng tăng lên do ngấm nước.

- Dây sản xuất từ sợi polyester: sợi polyester có ưu điểm về độ bền và chống mài mòn cao, nhưng nhược điểm là độ co giãn thấp của loại dây này làm giảm khả năng chịu tải. Dây làm sự sợi polyester có khả năng kháng nước và chịu được tia UV.

- Dây sản xuất từ sợi Polypropylen và polyethylene: loại dây này thường sử dụng để làm dây phao nổi trên mặt nước. Đặc điểm của sợi Polypropylen và polyethylene là khả năng chống chịu tốt với các loại hóa chất, khả năng chống được tia UV do đó thường được sử dụng để làm dây phao nổi, dây gom dầu loang. Nhược điểm là khả năng chịu mài mòn và chịu kéo kém.

- Dây sản xuất từ sợi Kevlar: là loại dây có độ bền cao và khả năng chịu được nhiệt độ cao lên đến 450o nhưng độ giãn dài lại thấp do đó loại dây này thường được sử dụng để làm dây leo núi, dây cứu nạn, cứu hộ. Nhược điểm là giá thành cao.

1.2 Đặc tính dây cứu nạn, cứu hộ:

Theo đặc tính làm việc, dây cứu nạn, cứu hộ được chia thành 2 loại dây tĩnh và dây động:

- Dây tĩnh: dây không bị thay đổi chiều dài (độ giãn) khi có tải trọng. Do đó, có thể buộc hoặc thả các vật xuống và kéo lên sẽ không thấy sự thay đổi về chiều dài hoặc kết cấu của sợi dây. Độ giãn dài cho phép của dây không dưới 1% ở 10% đoạn dây tùy theo tải trọng cho phép của từng loại dây.



Dây tĩnh

 

- Dây động: cấu tạo của loại dây này có thể đàn hồi, thường sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực leo núi, leo lên vị trí cao. Do đặc tính động của dây, cho phép dây hấp thụ năng lượng của tải trọng đột ngột nhanh hơn so với dây tĩnh. Điều này làm giảm tối đa lực rơi tác động lên người sử dụng và giảm nguy cơ gây ra chấn thương. Tùy từng loại dây mà độ giãn dài có thể giao động từ 20% -30%.


Dây động

 

2. Cấu tạo của các loại dây cứu nạn, cứu hộ:

2.1 Dây bện kiểu dây thừng (thường gọi là 3 sợi): Dây được bện thành từ 3 sợi có đường kính nhỏ. Do các sợi dây được xoắn vào với nhau, khi bị mài mòn thì các sợi dây chịu lực sẽ bị đứt do đó làm giảm độ bền của dây. Cấu tạo của dây có 3 sợi được bện nên dây có rãnh dây lớn, khi dây bị gập thì độ bền của dây giảm.

2.2 Dây loại 2 lớp: Là loại dây gồm lớp lõi bện kiểu dây thừng, lớp ngoài cùng được đan theo từng sợi tạo thành lớp vỏ bọc ngoài cho dây, đây là loại cấu tạo dây phổ biến nhất dùng làm dây cứu nạn, cứu hộ hiện nay. Lõi dây được bện thành kết cấu Kernmantle mang đến sự ổn định cao, khả năng chịu tải lớn. Tùy từng loại dây nhà sản xuất sẽ bện hay xoắn các bó dây lõi để có độ giãn dài và khả năng chịu tải tùy theo mục đích sử dụng.

Tải trọng lõi của dây theo kết cấu Kernmantle có thể thay đổi từ 70% - 90% tùy thuộc vào thương hiệu của dây và đường kính của dây. Vỏ bọc ngoài dây là các sợi nhỏ được đan vào với nhau, tùy từng loại dây cứu nạn, cứu hộ sẽ có số lượng sợi dây được đan từ 16 sợi dây, 32 sợi dây hoặc 48 sợi dây. Dây có 48 sợi đan sẽ mịn hơn dây có 16 sợi đan. Số lượng sợi vỏ bọc của dây ảnh hưởng đến độ trượt của dây cũng như khả năng chống mài mòn và các nút thắt trên dây.

 



Mặt cắt ngang của dây

 

3. Những yếu tố làm giảm tuổi thọ của dây và lưu ý khi sử dụng và bảo quản dây.

3.1 Những yếu tố làm giảm tuổi thọ của dây:

Trong quá trình sử dụng dây cứu nạn, cứu hộ thì không tránh khỏi những va đập và mài mòn, tuy nhiên cần lưu ý những vấn đề sau:

- Do nút buộc dây: Đoạn dây có nút buộc là đoạn dễ bị đứt nhất do tại vị trí này chịu toàn bộ lực kéo của sợ dây. Vì vậy nút buộc dây phải chắc chắn, tránh buộc nút chết không thể tháo được.

- Do dây bị xoắn: Khi chịu một lực vặn thì dây sẽ bị xoắn, nếu chịu lực kéo căng từ từ thì dây sẽ không chịu tác động mạnh do phần xoắn gây ra. Nhưng khi kéo căng đột ngột phằn xoắn sẽ làm giảm khả năng chịu lực kéo của dây. Do vậy, sau khi sử dụng dây người dùng nên kéo giãn dây trước khi cuộn lại để tránh dây bị xoắn.

- Do bị lực mài mòn, chà sát: Khi dây đang chịu tải mà bị một lực nào đó chà sát vào cạnh hay mép của cấu kiện sẽ khiến dây dễ dàng bị đứt giống như dùng một con dao để cắt dây. Do đó, khi để dây tiếp xúc với các cấu kiện có gờ, cạnh cần phải bọc lớp bảo vệ dây như sử dụng miếng vải lót hoặc chăn chiên để lót dây.

3.2 Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản dây cứu nạn, cứu hộ:

* Để lựa chọn phương pháp sử dụng dây hiệu quả cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Không sử dụng dây có dấu hiệu hư hỏng, dây bị mài mòn, dây bị sứt…;

- Không dùng dây để kéo xe, kéo các vật có tải trọng lớn mà không xác định được trọng lượng của vật;

- Khi buộc dây vào cấu kiện có gờ phải lót chăn, lót khăn, lót bạt hay bất kỳ vật nào khác để tránh cho dây bị hỏng, đứt, xước…;

- Không sử dụng dây khi dây đang bị xoắn hay ở trạng thái gập dây;

 


Kiểm tra dây trước khi sử dụng

 

- Khi sử dụng dây để cứu người tại một độ cao xác định cần lựa chọn dây có độ dài tương ứng để không phải nối dây.

*Bảo quản dây cứu nạn, cứu hộ:

- Bảo quản dây ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao;

- Sau khi sử dụng dây trong môi trường ẩm ướt, dính bùn đất cần phải giặt dây và phơi tại nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp;

- Không để dây ở nơi có độ ẩm cao như sàn nhà, phải để trên giá hoặc treo dây lên vị trí cao;

- Nếu đoạn nào của dây bị hư hỏng có thể cắt bỏ đoạn bị hỏng và nối phần còn dùng lại được, hoặc có thể loại bỏ toàn bộ cuộn dây;

- Luôn giữ cho dây không bị xoắn, vặn và luôn khô ráo.

 

Mua dây cứu người lõi thép PCCC ở đâu đảm bảo tiêu chuẩn về PCCC

 

 

Đ/C Chính : 116 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, HCM.

  Hotline: 0938 450 114 ( Zalo/ Call) - 0902 492 114

 Email: phongchaygiare@gmail.com 

 

 

Đặc biệt: Quý khách hàng đặt hàng số lượng nhiều, khách sỉ luôn có giá tốt hơn.

Có giao hàng bình chữa cháy tận nơi cho Quý khách nhanh chóng, tiện lợi.

Hi vọng bài viết Cảnh báo khi sử dụng một số loại dây cứu nạn, cứu hộ PCCC sẽ giúp các đọc giả biết thêm về cách trang bị bình chữa cháy trong gia đình. Để tìm hiểu thêm các kiến thức PCCC khác khách hàng hãy theo dõi trang web www.phongchaygiare.com để đọc được những bài viết hay khác nhé! Bạn có thể xem thêm các bài viết khác về bình chữa cháy tại danh mục Thiết bị bảo hộ PCCC theo thông tư mới nhất BCA

 

>>> Xem thêm:

Lượt xem: 987
Tin liên quan