Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) không chỉ tạo ra sự thay đổi lớn lao về kinh tế mà còn làm thay đổi cả về văn hóa, xã hội, nhận thức, tư duy của con người. Cuộc cách mạng công nghiệp này tận dụng tối đa sức mạnh của số hóa, công nghệ thông tin, xóa nhòa ranh giới giữa lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, hạt nhân. 

Tại Việt Nam, cách mạng 4.0 đã có những tác động trực tiếp, tạo ra cơ hội lớn cho sự vận động phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ. Công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Để đáp ứng được yêu cầu thực tế, phát huy vai trò chia sẻ, định hướng thông tin, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH, công tác tuyên truyền về PCCC và CNCH cần được quan tâm, đổi mới sâu sắc.

 

 

Đổi mới công tác tuyên truyền PCCC và CNCH trong thời đại Cách mạng 4.0 được xác định là đổi mới tư duy, nội dung và phương thức làm công tác tuyên truyền, bảo đảm công tác này được tổ chức thường xuyên, sâu rộng, đáp ứng nhu cầu thông tin của các tầng lớp Nhân dân. Mục tiêu của công tác tuyên truyền PCCC và CNCH là tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các tầng lớp Nhân dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy định về an toàn PCCC và CNCH.

Thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền đã cố gắng bắt kịp sự phát triển của công nghệ 4.0, ngoài các hình thức tuyên truyền mang tính truyền thống, đã có nhiều sản phẩm tuyên truyền được xây dựng, lan tỏa trên nền tảng kỹ thuật số như các clip hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về PCCC và thoát nạn; tổ chức các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội; củng cố, nâng cao chất lượng Website của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH; xây dựng App 114 phục vụ báo cháy, sự cố tai nạn và thông tin về PCCC và CNCH… Những tác phẩm tuyên truyền được đầu tư kinh phí, chất xám nên đã nhận được sự đồng tình, lan tỏa rộng rãi của các cơ quan báo chí, truyền thông và đông đảo các tầng lớp Nhân dân…

Trong kế hoạch trung hạn và dài hạn cho công tác tuyên truyền PCCC và CNCH trong thời đại 4.0, Bộ Công an đã đặt ra những mục tiêu cụ thể từ năm 2021 đến năm 2030 phấn đấu: 100% người đứng đầu cấp cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội được phổ biến và nắm được các quy định liên quan đến trách nhiệm tham gia thực hiện quản lý nhà nước về PCCC và CNCH; trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức thực hiện quy định của pháp luật PCCC và CNCH trong phạm vi quản lý; kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cháy, nổ, tai nạn, sự cố, thoát nạn tại nơi ở, nơi làm việc. 100% người đứng đầu, cán bộ công nhân viên, người lao động trong các đơn vị, cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC được phổ biến, tập huấn và nắm được các quy định cơ bản về trách nhiệm PCCC và CNCH; các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác PCCC và CNCH; kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cháy, nổ, tai nạn, sự cố, thoát nạn tại nơi ở, nơi làm việc. 90% chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương và quần chúng Nhân dân được phổ biến, tập huấn và nắm được các quy định cơ bản của pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công tác PCCC và CNCH; kiến thức phổ thông về phòng ngừa cháy, nổ, tai nạn, sự cố; cách xử lý và thoát nạn khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra tại nơi ở, nơi làm việc. 100% học sinh, sinh viên các cấp, bậc học được phổ biến và nắm được những quy định pháp luật cơ bản về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công tác PCCC và CNCH; kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cháy, nổ, tai nạn, sự cố, thoát nạn tại nơi ở, nơi học tập...

 

 

Để thực hiện những mục tiêu nêu trên, đáp ứng yêu cầu thông tin tuyên truyền trong thời đại Cách mạng 4.0, đòi hỏi phải đổi mới toàn diện, sâu sắc, từ tư duy đến phương thức làm công tác tuyên truyền, đầu tư nguồn lực con người và nguồn lực kinh phí cho công tác này, trong đó chú trọng tuyên truyền trên các nền tảng kỹ thuật số với các giải pháp, biện pháp cụ thể sau:

(1) Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu tiếp nhận thông tin của các đối tượng được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH để có các biện pháp, giải pháp phù hợp, ưu tiên mục tiêu trọng điểm, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Hình thức điều tra, khảo sát: Thống kê phản hồi từ người dùng mạng xã hội liên quan đến nội dung đã được tuyên truyền và thực hiện khảo sát rộng rãi qua mạng xã hội và website; tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; xây dựng, phát phiếu điều tra tại một số đơn vị, địa phương; thông qua báo cáo của các cơ quan, đơn vị, địa phương… Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho các cho các tầng lớp Nhân dân.

(2) Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tích cực, chủ động tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an, phối hợp cùng các bộ, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí truyền thông, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH, giúp cho công tác này có sức lan tỏa sâu rộng trong quần chúng Nhân dân. Huy động sức mạnh của toàn dân tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH trong cộng đồng.

(3) Hoàn thiện chính sách pháp luật có liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH phù hợp yêu cầu của công tác này trong thời đại 4.0; nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách ưu đãi cho cán bộ, chiến sĩ chuyên trách làm công tác tuyên truyền nói chung, cán bộ, chiến sỹ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH nói riêng; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện quy định trang bị phương tiện PCCC và CNCH, trong đó có nội dung trang bị phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền.

(4) Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, tính chất của các nhóm đối tượng nhằm trang bị kiến thức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về PCCC và CNCH: Về nội dung, cần lựa chọn nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của các nhóm đối tượng được tuyên truyền để công tác này mang lại hiệu quả thiết thực. Đổi mới về nội dung tuyên truyền phải đi đôi với đổi mới tư duy và phương thức tuyên truyền, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực con người, nguồn lực kinh phí. Về hình thức, cần đa dạng, phong phú hình thức tuyên truyền, áp dụng các hình thức tuyên truyền hiện đại, hợp xu thế để thu hút sự quan tâm của các đối tượng được tuyên truyền. Đồng thời, tiếp tục phát huy, đẩy mạnh các hình thức, phương tiện tuyên truyền hiệu quả, phù hợp với đối tượng được tuyên truyền, in và phát hành tài liệu, sách, sách điện tử; tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và trên nền tảng số…

(5) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH: Vận dụng tốt những ưu thế của công nghệ thông tin, nền tảng kỹ thuật số phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH phù hợp chủ thể, đối tượng thông qua hình thức hỏi đáp, tư vấn pháp luật với các chuyên gia; ứng dụng các mạng xã hội, xây dựng các trang thông tin điện tử và các ứng dụng di động riêng của ngành Công an hoặc của các đơn vị địa phương để tổ chức các hình thức tuyên truyền trực tuyến và phát hành các sản phẩm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, người nổi tiếng xây dựng các sản phẩm có nội dung, thời lượng phù hợp để tuyên truyền trên không gian mạng.

(6) Bảo đảm nguồn lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Trong đó, chú trọng hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bảo đảm nguồn nhân lực từ Trung ương (Phòng Tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH) đến Công an các địa phương (Phòng Công tác đảng và công tác chính trị, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn). Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ chuyên trách làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH đủ về số lượng, am hiểu về pháp luật, nghiệp vụ báo chí, truyền thông, kiến thức và kỹ năng về PCCC và CNCH, bảo đảm đủ năng lực tổ chức thực hiện chiến lược về công tác này. Trường Đại học PCCC đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy môn Tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH, bảo đảm đào tạo cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác báo chí, truyền thông và xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tình hình mới.

(7) Bảo đảm về trang thiết bị cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Trong đó, tu tiên đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện để đội ngũ cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức PCCC và CNCH có điều kiện thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm: Máy quay phim, chụp ảnh, ghi âm, máy chiếu, màn chiếu, thiết bị lưu trữ dữ liệu, tủ chống ẩm bảo quản thiết bị, máy tính xách tay…

(8) Ưu tiên đầu tư kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu, tiếp thu mô hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH của các nước sao cho phù hợp điều kiện thực tế Việt Nam. Khuyến khích, huy động các nguồn viện trợ, giúp đỡ của cá nhân, tổ chức của Chính phủ và tổ chức phi chính phủ để đầu tư cho công tác đào tạo, huấn luyện, trang bị phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH theo quy định của pháp luật./.

Nguồn: Phòng 2/Cục Cảnh sát PCCC và CNCH

>>> Xem thêm:  Nạp bình chữa cháy tại TPHCM giảm giá 50% hôm nay

 

 

Mọi chi tiết liên hệ :

CÔNG TY TNHH XNK TM DV PCCC PHÁT ĐẠT

Đ/C Chính : 116 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, HCM.

Chi nhánh Q7 : 988 Huỳnh Tấn Phát, P.Tân Phú, Q.7, HCM

Hotline: 0938 450 114 ( Zalo/ Call) - 0902 492 114

Email: phongchaygiare@gmail.com 

Website: www.phongchaygiare.com

>>> xem thêm: Nạp bình chữa cháy tại quận tân phú tân bình, bình tân tphcm
>>> xem thêm: Sạc bình chữa cháy bao nhiêu tiền
>>> xem thêm: Nạp bình chữa cháy quận 1, quận 2, quận 3, quận 7
>>> xem thêm: Nạp bình chữa cháy các chung cư tại TPHCM

 

Lượt xem: 1000
Tin liên quan