Hiện nay, tình trạng cháy nổ đang xảy ra rất nhiều do nhiều sự cố bất cẩn dẫn đến nhiều thiệt hại về tài sản và tính mạng con người. Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc trang bị các biện pháp ứng phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra hôm nay PCCC Phát Đạt sẽ cùng quý đọc gỉa tham khảo bài viết Các biện pháp phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư để trang bị các kiến thức phòng cháy chữa cháy an toàn cho gia đình nhé!
Căn cứ Điều 17 Luật PCCC quy định về PCCC đối với nhà ở và khu dân cư, Điều 6, Điều 7 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định về điều kiện an toàn về PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình; để bảo đảm an toàn PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, Chủ tịch UBND cấp xã, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố cần quan tâm tổ chức thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
1. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân nêu cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa cháy, nổ cũng như ý thức trách nhiệm vì cộng đồng trong hoạt động PCCC. Xây dựng các nội quy, quy định, các mô hình “khu dân cư an toàn PCCC”, “Khu tự quản đảm bảo an ninh trật tự và PCCC”, quy định chế độ kiểm tra và nhắc nhở lẫn nhau giữa các gia đình trong cụm, tạo nên một phong trào hoạt động PCCC có hiệu quả ở khu dân cư.
2. Kiểm tra chặt chẽ và yêu cầu các hộ gia đình, đặc biệt là hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy xen lẫn trong khu dân cư cam kết thực hiện nghiêm các quy định về PCCC. Thường xuyên tổ chức lực lượng tại chỗ tuần tra canh gác ban đêm để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp cháy, nổ, không để xảy ra cháy lớn và bị động.
3. Xây dựng mới hoặc bổ sung phương án chữa cháy khu dân cư. Phương án chữa cháy cần được tổ chức nghiên cứu, thực tập với các tình huống sát thực tế nhằm chủ động đối phó với các vụ cháy xảy ra trên địa bàn. Trong phương án cần tính đến khả năng phải phá dỡ những hạng mục, công trình, nhà cửa để ngăn chặn cháy lan.
4. Vận động các hộ gia đình tự giác dỡ bỏ các bộ phận cơi nới, lều lán, mái vảy bằng các vật liệu dễ cháy sát nhau hoặc thay thế bằng vật liệu khó cháy hoặc không cháy, trước hết làm theo từng dãy tạo thành khoảng cách để ngăn cháy lan. Đồng thời tiến hành tháo dỡ các vật cản trên các đường làng, ngõ xóm để tạo điều kiện cho việc chữa cháy, cứu người, cứu tài sản. Vận động các hộ gia đình dự trữ nước sinh hoạt kết hợp để chữa cháy. Nơi nào có điều kiện thì tổ chức xây bể nước chữa cháy cho từng cụm hoặc cho cả khu dân cư.
5. Vận động mỗi hộ gia đình nên trang bị một số phương tiện chữa cháy ban đầu như: bình chữa cháy xách tay, xô, thùng xách nước, phương tiện cứu nạn, cứu hộ (mặt nạ lọc độc, dây tự cứu, thang dây, dụng cụ phá dỡ thô sơ…); hệ thống hoặc thiết bị báo cháy cục bộ, hệ thống chữa cháy bằng nước… phù hợp với quy mô tính chất, đặc điểm của nhà. Trường hợp nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh thì các khu vực sản xuất, kinh doanh phải trang bị phương tiện PCCC, CNCH theo quy định của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của nhà.
Trang bị phương tiện chữa cháy phục vụ việc thoát nạn, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy.
>>> Click để xem: Túi y tế - túi sơ cấp cứu- túi cứu thương
>>> Click để xem: Bình chữa cháy bột 4kg MFZL4
>>> Click để xem: Bình chữa cháy CO2 3kg MT3
>>> Click để xem: Xô chữa cháy
>>> Click để xem: Thùng phi đựng nước chữa cháy
>>> Click để xem: Mặt nạ thoát hiểm- mặt nạ chống khói độc
>>> Click để xem: Dây cứu người 30m lõi thép
>>> Click để xem: Thang dây thoát hiểm
>>> Click để xem: Búa tạ thoát hiểm
Mọi chi tiết liên hệ :
CÔNG TY TNHH XNK TM DV PCCC PHÁT ĐẠT
Đ/C Chính : 116 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, HCM.
Chi nhánh Q7 : 988 Huỳnh Tấn Phát, P.Tân Phú, Q.7, HCM
Hotline: 0938 450 114 ( Zalo/ Call) - 0902 492 114
Email: phongchaygiare@gmail.com
Website: www.phongchaygiare.com